Bán đất rừng Bình Phước: cẩn thận với các giao dịch trái phép

Bán đất rừng Bình Phước: cẩn thận với các giao dịch trái phép

Không phải một cách ngẫu nhiên mà bán đất rừng Bình Phước lại nhận được sự quan tâm của số lượng khá đông người mua. Nhìn về thị trường này, đất rừng mang lại không ít sự lạc quan về dài hạn.

Trong làn sóng đổ về vùng ven tìm mua bất động sản, bên cạnh sự sôi động của đất nền Bình Phước, bán nhà Bình Phước, các loại hình khác như đất nông nghiệp Bình Phước, đất rừng Bình Phước cũng có chỗ đứng, cho thấy sức hút không hề kém cạnh.

Theo quan điểm của không ít người, họ cho rằng, mua nhà đất muốn có lời thì phải là đất thổ cư, nhà liền thổ, nhà mặt phố,… Tuy nhiên, một số khác lại nhìn thấy cơ hội từ quỹ đất nông, lâm nghiệp. Có lẽ nhu cầu và tầm nhìn của mỗi người không giống nhau nên xu hướng xuống tiền cũng có sự khác biệt.

Nhưng, các quy định hiện hành về việc mua bán đất rừng không giống với đất nông nghiệp, đất thổ cư. Rất nhiều trường hợp, vì bị hấp dẫn bởi mức giá rẻ và quỹ đất lớn nên đã vội vàng bỏ tiền mua những khu đất rủi ro cao về pháp lý. Vậy chỉ nên mua bán đất rừng Bình Phước trong trường hợp nào?

Quỹ đất rừng dồi dào tại Bình Phước

Vốn xuất phát từ một tỉnh trọng điểm về nông, lâm nghiệp; gần đây, mặc dù cơ cấu kinh tế đang dần được khuyến khích chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ nhưng quỹ đất nông lâm nghiệp trên địa bàn vẫn khá ấn tượng. Cùng với đó, lãnh đạo tỉnh phối kết hợp với các địa phương, tăng cường công tác quản lý và phát triển rừng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tỉnh có diện tích 6.871,5 km², gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Theo thống kê đến năm 2021, địa bàn toàn tỉnh hiện có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 174.425,19 ha, trong đó đất có rừng là 158.239 ha. Độ che phủ của rừng trên toàn tỉnh là 23,01%.

Quỹ đất rừng của Bình Phước khá dồi dào

Trong năm 2021, Bình Phước khá chú trọng vào lĩnh vực lâm nghiệp, thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để bảo vệ diện tích đất rừng của tỉnh. Diện tích rừng thực hiện giao khoán là 32.737,58 ha (không bao gồm diện tích rừng tự quản lý bảo vệ), trong đó:

  • Rừng đặc dụng 19.575,16 ha;
  • Rừng phòng hộ 11.569,31 ha;
  • Rừng sản xuất (rừng tự nhiên) 1.593,11 ha.

Đồng thời, trồng mới thêm 200ha rừng, gồm trồng rừng thay thế trên đất rừng phòng hộ, đất bán ngập và trồng rừng sản xuất. Tiến hành chăm sóc 512,11ha rừng trồng; tổ chức 82 đợt tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được; phát ranh phòng chống cháy rừng với tổng 146,6 ha.

Lĩnh vực chế biến lâm sản như sản xuất giấy, ván MDF, đồ gỗ xuất khẩu… cũng từng bước cho thấy sự phát triển, khẳng định vị thế khá quan trọng đối với việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu sang Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Hoa Kỳ,…

Trong định hướng lâu dài, quản lý và bảo vệ rừng vẫn là mục tiêu lớn của toàn tỉnh, gìn giữ, phát huy quỹ đất rừng, đất lâm nghiệp cho công cuộc xây dựng kinh tế tỉnh nhà vững mạnh.

Bán đất rừng Bình Phước, không phải lúc nào cũng an toàn

Không riêng gì Bình Phước, nhiều địa phương khác, như Lâm Đồng, Đắk Lắk,… từ khi bất động sản nóng lên, tình trạng mua bán, đầu cơ, thổi giá đất rừng trở nên phổ biến. Các khu đất rừng sản xuất, đất rừng sản xuất đi kèm đất vườn,… được rao bán công khai với giá hàng trăm triệu đồng mỗi sào. Tại Bình Phước, những khu vực như Hớn Quản, Chơn Thành, Lộc Ninh, Đồng Phú,… có tỷ lệ bán đất rừng khá cao.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, thời gian qua, khi các cơn sốt đất xảy ra, kéo theo đó là nhiều hệ lụy tại các địa phương. Điển hình là việc rao bán đất không phù hợp với tinh thần pháp luật hiện hành về đất đai, trong đó có rao bán đất rừng. Bên bán, môi giới, tự rao bán đất rừng, tô vẽ tiềm năng, cam kết sinh lời nhưng không hề quan tâm đến tính chất, đặc điểm pháp lý của từng loại đất rừng.

Ông Đính nhấn mạnh: “Việc rao bán đất rừng tràn lan dẫn đến rất nhiều hệ lụy như sốt đất ảo, xây dựng trái phép, lừa đảo người dân khiến thị trường phát triển thiếu bền vững”.

Người dân khi tự ý phân lô đất rừng để xây dựng trái phép (đa phần các là hình thức nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch), không được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, chưa đổi mục đích sử dụng thì sẽ bị xử lý theo pháp luật, thậm chí là xử lý hình sự. Những hành vi này có thể khiến tình trạng xẻ núi, mất rừng diễn ra phổ biến hơn.

Đồng ý rằng quỹ đất rừng tại Bình Phước dồi dào và tiềm năng nhưng các loại rừng được phát triển để đáp ứng cho nhu cầu và mục đích khác nhau. Việc mua bán, khai thác rừng cho các mục đích cá nhân, trước hết là phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên, sau đó là tác động xấu đến quy hoạch. Vì vậy, mọi thông tin rao bán đất rừng Bình Phước thời điểm này đều phải được cân nhắc cẩn thận, xem xét khu vực có rừng, các chính sách được áp dụng đối với loại rừng đó,… Đừng vội đặt niềm tin vào các dự án trên giấy, những lời tô vẽ trên miệng người bán và dân môi giới, cò đất.

Mua bán đất rừng nhiều rủi ro

Điều kiện để mua bán đất rừng Bình Phước

Việc mua bán đất rừng Bình Phước, trước hết phải xác định được đất rừng được giao dịch là loại đất rừng nào. Theo Luật Đất đai 2013, mỗi loại đất rừng có các điều kiện khác nhau về chuyển nhượng.

Đối với đất rừng phòng hộ

Cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bắt buộc phải đáp ứng đủ 4 điều kiện tại điều 188 Luật Đất đai 2013, bao gồm:

  • Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
  • Đất không có tranh chấp,
  • Đất không bị kê biên thi hành án
  • Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, quyền sử dụng đất rừng phòng hộ và đối tượng nhận chuyển nhượng không thuộc các trường hợp cấm theo quy định tại điều 191 Luật Đất đai 2013. Nghĩa là, cần phải đáp ứng về đối tượng và phạm vi nhận chuyển nhượng. Cụ thể:

  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ trừ trường hợp theo sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Cá nhân, hộ gia đình nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ phải sinh sống trong cùng khu vực có rừng phòng hộ đó.

Đồng thời, cũng cần biết rằng, đất rừng phòng hộ là trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất vì bị giới hạn về đối tượng, phạm vi; không đảm bảo điều kiện về người nhận thế chấp theo các quy định về thế chấp quyền sử dụng hiện hành.

Như vậy, người mua đất rừng cần phải lưu ý điều kiện này, xem xét khả năng và mục đích của mình có phù hợp hay không.

Điều kiện mua bán đất rừng

Đối với đất rừng sản xuất

Khoản 1 điều 10 của Luật đất đai 2013 về phân loại đất xác định, đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp, gồm 2 loại là đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng.

Theo Luật Đất đai 2013, đất rừng sản xuất có thể chuyển mục đích sử dụng, thừa kế, tặng cho, chuyển mục đích sử dụng,… Cũng tương tự với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất chỉ được chuyển nhượng khi đáp ứng được các điều kiện chung quy định tại điều 188 Luật Đất đai 2013.

Ngoài ra, còn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác.

Thứ nhất, hạn mức chuyển nhượng:

Đất rừng sản xuất là rừng trồng thì hạn mức không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Thứ hai, đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất

Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

Thứ ba, mục đích nhận chuyển nhượng

Người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất phải có mục đích sử dụng diện tích đất nhận chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bất kể thay đổi nào liên quan đến mục đích sử dụng đất rừng sản xuất cũng phải được sự xem xét, chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền.

Một số thông tin về bán đất rừng Bình Phước và các quy định pháp luật quan trọng có liên quan, bạn đọc nên tham khảo kỹ trước khi tiến hành giao dịch tại thị trường này.

Xem thêm: