Trong bối cảnh dòng tiền đổ vào nhà đất vẫn tiếp tục tăng nhiệt, nhiều câu hỏi đặt ra, bất động sản Bình Phước có còn đủ tiềm năng để giữ chân người mua?
Bình Phước là một trong số các thị trường địa ốc vùng ven được nhắc đến khá nhiều, nhất là khi làn sóng giãn dân trở nên mạnh mẽ. Cùng với Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu,… Bình Phước nhanh chóng trở thành “miền đất hứa” của khá đông khách hàng và nhà đầu tư.
Bất động sản Bình Phước 2020 và bất động sản Bình Phước 2021 đều là những từ khóa “hot” với lượt tìm kiếm không hề kém cạnh bất kỳ thị trường đàn anh nào. Liệu rằng sau giai đoạn nổi lên như một hiện tượng, mới mẻ và gây tò mò, nhà đất Bình Phước có còn giữ được sức hút của mình?
NỘI DUNG CHÍNH
Hút khách bằng “vốn tự có”
Sức hút của một thị trường bất động sản được quyết định và chịu tác động bởi khá nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khi nhìn nhận về sức bền, khả năng đường dài thì có những tiêu chí không bao giờ thay đổi vì chúng gắn với đặc điểm, tính chất của từng địa phương.
Chưa xét đến những chất xúc tác khác như thị hiếu, xu hướng,… Bình Phước tự mình sở hữu nền tảng khá ấn tượng khi nhìn nhận dưới góc độ tiềm năng phát triển.
Vị trí địa lý có ý nghĩa lớn về kinh tế – xã hội
Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước có vị trí tiếp giáp với nhiều khu vực trọng điểm, đồng thời cũng là cầu nối với nước láng giềng Campuchia.
- Phía đông giáp các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai
- Phía tây giáp Campuchia tỉnh Tây Ninh
- Phía nam giáp tỉnh Bình Dương
- Phía bắc giáp Campuchia và tỉnh Đắk Nông.
Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gắn kết với nhau thông qua tỉnh Bình Phước, Campuchia và các tỉnh Tây Nguyên cũng qua đây để phát triển giao thương. Có thể không hẳn là vị trí đắc địa bậc nhất nhưng xét ở góc độ kinh tế, Bình Phước là điểm vàng thu hút dân cư về sinh sống, đa dạng hóa các ngành nghề.
Bình Phước hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện. Dân số tại tỉnh là sự hội tụ của nhiều dân tộc anh em như Kinh, Stieng, Khmer, M’nông, Hoa, Tày, Nùng… mang lại sự phong phú về văn hóa, phong tục tập quán,…
Không chỉ có lịch sử lâu đời, Bình Phước đã trải qua quá trình hoàn thiện và nâng tầm theo từng ngày. Đối với bất động sản, vị trí đóng vai trò rất quan trọng. Xem xét, đánh giá đúng ý nghĩa vị trí của thị trường ở khu vực sẽ phản ánh những tiềm năng có thể nhận lại trong tương lai. Bình Phước có đầy đủ lợi thế để tạo đà phát triển cho địa phương, đồng thời trở thành mắt xích quan trọng cho chuỗi liên kết vùng.
Kinh tế – xã hội không ngừng “thay áo”
Bình Phước có quỹ đất và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, rất thích hợp để canh tác các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Những năm qua, tỉnh đã rất nỗ lực về xóa đói giảm nghèo ở các khu vực vùng sâu vùng xa, cải thiện chất lượng đời sống cho người dân, định hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế sang công nghiệp – dịch vụ, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.
Thống kê năm 2021, cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thay đổi như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 23,33%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 42,27%; khu vực dịch vụ chiếm 30,44%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,97% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là: 23,65%; 38,52%; 33,57%; 4,26%).
Đặc biệt, đáng lưu ý là khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 15.393,72 tỷ đồng, tăng 17,68%, đóng góp 5,33 điểm phần trăm, tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng ngành công nghiệp tăng 20,63%, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng cao nhất 17,43% giữ vai trò là động lực chính trong khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp phần tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Mới đây, Bình Phước đã thành lập thêm 4 khu công nghiệp mới, gồm:
- KCN Ledana tại Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Hoa Lư (425ha),
- KCN Hoa Lư tại khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (348ha),
- KCN V.com tại khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (300ha)
- Khu công nghiệp – Đô thị Đồng Phú (6.317ha).
Khu vực dịch vụ đạt 14.978,50 tỷ đồng, dù chịu tác động khá rõ nét từ dịch bệnh nhưng vẫn duy trì ở tỷ lệ ấn tượng. Các ngành vận tải, kho bãi; bán lẻ; tài chính; ngân hàng; bất động sản; bảo hiểm; y tế; giáo dục cũng ghi nhận có sự sôi động, nhanh chóng phục hồi sau thời gian giãn cách khá căng thẳng.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 12/2021, toàn tỉnh đã thu hút được 66 dự án FDI với số vốn hơn 598,874 triệu USD, tăng 88,57% về số dự án và gấp 3 lần về số vốn so với cùng kỳ năm 2020, đạt 149,72% kế hoạch điều chỉnh năm 2021. Trong đó, Liên doanh Hà Lan – Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất có 3 dự án với số đăng ký là 250 triệu USD, chiếm 41,75% tổng vốn đăng ký cấp mới. Xếp sau là Trung Quốc có 36 dự án với số vốn đăng ký là 116,74 triệu USD, chiếm 19,50%.
Vốn đầu tư tăng vọt, cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng, số lượng doanh nghiệp và nhu cầu về việc làm theo đó cũng lên ở mức cao hơn. Thống kê cho thấy, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp năm 2021 tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2020.
Đây là những tín hiệu vô cùng đáng mừng cho tỉnh Bình Phước nói chung và bất động sản tỉnh nhà nói riêng. Theo “kinh nghiệm” của các thị trường đi trước như Bình Dương, Long An, sự thay đổi kinh tế theo hướng dịch vụ – công nghiệp và sự khởi sắc về thu hút đầu tư là nền tảng cơ bản quan trọng nhất thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, khuyến khích doanh nghiệp địa ốc mạnh dạn đa dạng hóa nguồn cung, nâng tầm giá trị cho quỹ đất.
Chủ động thay đổi để thích nghi
Bên cạnh thế mạnh của mình, lãnh đạo tỉnh Bình Phước cũng đang dần ý thức được rằng, muốn tạo ra sức hút bền vững, cần phải chủ động thay đổi để theo kịp những gì thị trường đặt ra. Cụ thể, hạ tầng giao thông chính là điểm mấu chốt mà Bình Phước muốn tận dụng để tạo ra khác biệt mạnh mẽ nhất.
Sẵn có Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, cửa khẩu Hoa Lư,… là bệ đỡ liên kết vùng trong thời gian qua, Bình Phước tiếp tục nỗ lực triển khai nhiều dự án hạ tầng mang ý nghĩa quan trọng khác. Thực tế đã chứng minh, bước tiến về hạ tầng chính là bước tiến rõ nét nhất đưa giá trị và tiềm năng bất động sản lên mức cao hơn.
Hàng loạt dự án giao thông quan trọng đã và đang được triển khai tại Bình Phước:
- Tuyến đường Bình Phước – Tân Vạn xuyên suốt các khu công nghiệp với cảng biển Thị Vải – Cái Mép và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất;
- Đường cao tốc TPHCM – Chơn Thành – Ðắk Nông, Ðồng Phú – Bình Dương;
- Dự án đường sắt Dĩ An – Hoa Lư;
- QL14 kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An;
- Dự án ĐT 741 mở rộng;
- Cảng cạn Hoa Lư;
- Cầu kết nối Đồng Nai…
- Dự án đường Vành Đai
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang trong quá trình thay đổi chính sách thu hút đầu tư nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo định hướng, mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước sẽ là tỉnh công nghiệp hiện đại và đến năm 2045 hoàn chỉnh phát triển giàu mạnh, văn minh.
Với 15 khu công nghiệp, 1 khu kinh tế đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy từ 70 – 100%, Bình Phước vẫn tiếp tục nỗ lực hoàn thiện chất lượng hạ tầng, áp dụng những ưu đãi cho các doanh nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn lao động nhằm hình thành bước tiến rõ nét hơn về dân cư, kinh tế và xã hội.
Khi cộng đồng người lao động, chuyên gia, trí thức,… “đổ về” ngày một đông, bất động sản Bình Phước càng có nhiều cơ hội. Vì vậy, tỉnh cũng đang tận dụng mọi nguồn lực, kết hợp với giám sát chặt chẽ để có được môi trường sinh sống, đầu tư an toàn, văn minh.
Bất động sản Bình Phước có còn sức hút? Rõ ràng với những lợi thế sẵn có và tư duy hợp thời, thị trường này vẫn xuất hiện đầy rực rỡ giữa bản đồ đầu tư khu vực phía Nam.
Xem thêm: