Đất Bù Đốp có tiềm năng để đầu tư? (Đánh giá)

Đất Bù Đốp có tiềm năng để đầu tư? (Đánh giá)

Nhà đất Bù Đốp hiện nay trở thành tâm điểm thu hút giới đầu tư. Những đánh giá về tiềm năng sẽ giúp anh/chị biết được có nên mua đất Bù Đốp hay không.

Khi Tp. HCM “đất chật người đông”, giá đất tăng cao đến đỉnh điểm thì cũng là lúc cơ hội đến với khu vực vùng ven. Cùng với Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tây Ninh thì Bình Phước trở thành “mảnh đất hứa” cho cả nhà đầu tư lẫn người mua thực. Sở hữu vị trí gần thành phố, cộng với các lợi thế về hạ tầng, du lịch, kinh tế,… không khó hiểu khi đất Bình Phước ngày càng trở nên hấp dẫn trong mắt mọi người.

Trong đó, đất Đồng Xoài, đất Chơn Thành, đất Bình Long và cả đất Bù Đốp là những cái tên nổi bật nhất về tiềm năng.

Tổng quan về huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước

Bù Đốp là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, có vị trí địa lý được xác định như sau:

  • Phía Bắc giáp Campuchia
  • Phía Nam và phía Đông giáp huyện Bù Gia Mập
  • Phía Tây giáp huyện Lộc Ninh và Campuchia.

đất Bù Đốp 1

Toàn huyện có tổng diện tích là 377,5 km2. Dân số năm 2020 là 51.576 người, mật độ dân số đạt 137 người/km2.

Huyện Bù Đốp được tái lập vào năm 2003 sau nhiều lần sáp nhập, chia tách. Cho đến nay, huyện có 1 thị trấn Thanh Bình và 6 xã: Thanh Hoà, Phước Thiện, Tân Thành, Tân Tiến, Hưng Phước, Thiện Hưng.

Nhận diện tiềm năng của nhà đất Bù Đốp

Du lịch trải thảm đón khách hàng và nhà đầu tư

Bên cạnh Khu du lịch sinh thái Bù Đốp tại xã Thiện Hưng rộng 6.400 ha nổi bật với cảnh đẹp và hệ sinh thái đa dạng thì hiện nay, huyện Bù Đốp đang khảo sát thực địa để xác định và khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn. Trong đó, khu vực Cầu Trắng thuộc ấp Tân Phong, xã Tân Thành cùng hồ thủy điện Cần Đơn là những địa điểm tiếp theo được xác định có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, tham quan. Hứa hẹn trong vài năm tới, Bù Đốp sẽ trở thành địa điểm du lịch Bình Phước hấp dẫn, thu hút hàng loạt du khách tới tham quan.

Công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển

đất Bù Đốp 2

Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 cụm công nghiệp đang hoạt động là: Cụm công nghiệp Phước Thiện, quy mô 19,94 ha và Cụm công nghiệp Thanh Hòa, quy mô 17 ha. Ngoài ra, Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư và Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Trắng cũng đang được đầu tư hoàn thiện hạ tầng để đi vào hoạt động. Khu kinh tế cửa khẩu Hoàng Diệu hiện đang được quy hoạch hứa hẹn là đầu mối giao thương hàng hóa, hợp tác phát triển giữa Việt Nam – Campuchia.

Sự có mặt của các cụm công nghiệp, khu kinh tế sẽ thu hút lao động, giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế phát triển, từ đó làm gia tăng giá trị bất động sản cho huyện Bù Đốp.

Kinh tế tăng trưởng mạnh, khởi sắc trên mọi mặt trận

Từ một huyện mới thành lập còn nhiều khó khăn, nhưng với lợi thế đất đai rộng, khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng phì nhiêu, nguồn lao động dồi dào,… huyện Bù Đốp nhanh chóng trở thành khu vực có nền kinh tế phát triển vượt bậc.

Cụ thể, giai đoạn 2015 – 2020, kinh tế của huyện đạt được những con số ấn tượng như sau: Tổng thu ngân sách đạt 706,329 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,06%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm 59,93%, công nghiệp – xây dựng chiếm 16,14% và thương mại – dịch vụ chiếm 23,93%.

Giai đoạn 2020 – 2025, huyện xác định tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định, vền vững, khai thác hiệu quả các nguồn lực và tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực trọng tâm, tuy nhiên sẽ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng an toàn, bền vững, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi.

Hạ tầng hoàn thiện, đòn bẩy cho sự phát triển toàn diện

đất Bù Đốp 3

Xác định hạ tầng là đòn bẩy để phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư, huyện Bù Đốp tập trung phát triển, hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Bên cạnh tuyến đường chính DT759 thì thời gian tới, huyện sẽ tập trung đầu tư tuyến Quốc lộ 14C và nâng cấp tuyến ĐT 759B. Đồng thời, xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn liên ấp, tạo mạng lưới liên kết hoàn chỉnh, đồng bộ.

Giá đất rẻ, dễ sở hữu và đầu tư

Theo bảng giá đất do UBND tỉnh Bình Phước quy định thì giá đất huyện Bù Đốp hiện chỉ dao động trong khoảng vài trăm nghìn đến 4,2 triệu đồng/m2 đối với đất ở đô thị và chưa đến 3 triệu/m2 đối với đất ở nông thôn. Tuy nhiên năm 2022, giá đất toàn tỉnh Bình Phước đã có sự điều chỉnh, trong đó huyện Bù Đốp điều chỉnh từ 1,10 – 1,67 lần. Trên thực tế, giá đất có thể cao hơn bảng giá đất do UBND tỉnh quy định từ 20 – 30%, tuy nhiên nhìn chung vẫn rẻ, dễ sở hữu và đầu tư.

Với tiềm năng nói trên, bất động sản Bù Đốp hứa hẹn sẽ bắt nhịp với các thị trường khác trong 3 – 5 năm tới. Mua đất Bù Đốp khi giá còn rẻ, quỹ đất còn dồi dào được xem là sự lựa chọn khôn ngoan của các nhà đầu tư.

Xem thêm: