Nhận diện tiềm năng, cơ hội và rủi ro của đất Bù Đăng Bình Phước để biết có nên “xuống tiền” ở mảnh đất này hay không. Dành ra 2 phút đọc bài viết để có được quyết định chính xác nhất.
Nếu như đất Chơn Thành, đất Đồng Xoài, đất Bình Long,… những tiềm năng được lộ diện khá rõ nét; thì đất Bù Đốp và Bù Đăng khi nói về cơ hội đầu tư, mọi thứ hiện ra khá mơ hồ. Nếu không phải là chuyên gia hay “thổ địa” của khu vực này thì khó mà đưa ra được đánh giá chính xác về tiềm năng của nhà đất nơi đây.
Bù Đăng là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Phước. Những năm gần đây, ăn theo sức nóng của bất động sản Bình Phước, hoạt động mua – bán đất Bù Đăng diễn ra khá sôi động. Tuy nhiên, sự sôi động này là có thật hay chỉ là sự tô vẽ quá đà của môi giới nhà đất để rồi “sớm nở chóng tàn”? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này.
NỘI DUNG CHÍNH
Đâu là tiềm năng của nhà đất Bù Đăng Bình Phước?
Vị trí mang tính chiến lược
Huyện Bù Đăng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nắm giữ vai trò là vị trí cửa ngõ của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên. Huyện tiếp giáp với 3 tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai và 4 huyện, thị xã thuộc tỉnh Bình Phước: Bù Gia Mập, Phước Long, Phú Riềng, Bình Phước. Vị trí của huyện cách trung tâm tỉnh lỵ 54km và cách Tp. HCM khoảng 165km.
Quỹ đất rộng, đa dạng
Bù Đăng là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh với tổng diện tích tự nhiên là 1.501 km2. Trong khi đó dân số năm 2019 chỉ 139.009 người, mật độ dân số là 93 người/km2. Có thể thấy quỹ đất tại đây còn khá nhiều, là cơ hội để các nhà đầu tư dịch chuyển khi đất trung tâm bước vào khan hiếm và đắt đỏ. Ngoài đất thổ cư, đất nền dự án thì ở Bù Đăng còn có đất rẫy, đất vườn, đất sào, đất rừng,… được đánh giá cao về tiềm năng và đặc biệt là giá cả rất “mềm”.
Mặt bằng giá đất rẻ
Tìm mua đất Bình Phước giá rẻ không thể bỏ qua mảnh đất Bù Đăng. Giá đất thổ cư tại đây chỉ từ 1,2 – 5 triệu/m2 tại khu vực đô thị và từ vài trăm nghìn – 3 triệu/m2 tại khu vực nông thôn. Gất nông nghiệp tại Bù Đăng còn rẻ hơn khi đất trồng cây hàng năm chỉ từ 20 – 50 nghìn đồng/m2, đất trồng cây lâu năm từ 35 – 85 nghìn đồng/m2, đất nuôi trồng thủy sản từ 13 – 15 nghìn đồng/m2 (theo bảng giá đất nông nghiệp tỉnh Bình Phước mới nhất).
Lưu ý: Giá đất nói trên lấy từ giá đất toàn tỉnh Bình Phước do UBND tỉnh ban hành, dùng làm cơ sở quản lý, sử dụng đất đai và thực hiện các thủ tục liên quan. Giá đất trên thực tế có thể cao hơn từ 20 – 40% tùy khu vực và thời điểm.
Kinh tế ngày càng đổi mới, phát triển
Với đặc điểm tự nhiên đất đỏ bazan, khí hậu ôn hòa, lượng mưa lớn quanh năm, huyện Bù Đăng có lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững (trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông – lâm nghiệp). Năm 2019, toàn huyện có 59.600 ha điều, 31.170 ha cao su, 10.200 ha cà phê, 1.370 ha hồ tiêu, 980 ha cây ăn trái,…
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện còn tập trung phát triển ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chuyên sản xuất và chế biến các sản phẩm nông – lâm nghiệp, sản xuất phân bón, thức ăn gia súc. Đồng thời, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường ứng dựng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và sản lượng.
Hiện, huyện đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2021, giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản đạt 5.541 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 10.500 tỷ đồng và giá trị sản xuất dịch vụ đạt 10.000 tỷ đồng.
Tiềm năng phát triển du lịch lớn
Bù Đăng có nhiều sông suối, hồ đập cùng quần thể thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên đa dạng được cho là các tiềm năng để phát triển du lịch. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo ra một nền bản sắc văn hóa rất riêng, chứa đựng nhiều điều thú vị để các du khách tìm hiểu và khám phá.
Đặc biệt, các di tích lịch sử có mặt trên địa bàn huyện hiện nay cũng là những địa điểm du lịch được du khách yêu thích, ví dụ như sóc Bom Bo, chùa Đức Bổn A Lan Nhã, đồi Chi Khu, di chỉ Dốc năm cây, căn cứ Nửa Lon,…
Khai thác tiềm năng từ du lịch Bù Đăng đồng nghĩa với việc thu hút đầu tư, thu hút du khách, phát triển các dịch vụ liên quan và kéo theo sự phát triển của mọi lĩnh vực.
Hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển
Trên địa bàn huyện hiện có các tuyến đường giao thông nổi bật như: Quốc lộ 14, ĐT760, ĐT755, đường Sao Bọng – Đăng Hà,… Đây đều là những tuyến giao thông huyết mạch giúp việc lưu thông và vận chuyển thuận lợi, đồng thời tăng khả năng kết nối với các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên cùng các đô thị, khu dân cư thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chưa hết, mạng lưới giao thông hoàn chỉnh còn được thể hiện ở chỗ hệ thống các tuyến đường liên xã, liên thôn đều được nhựa hóa, bê tông hóa, tạo sự thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất và vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân.
Những hạn chế của nhà đất Bù Đăng Bình Phước người mua cần biết
Dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số
Có 34 dân tộc anh em hiện đang sinh sống ổn định tại huyện Bù Đăng, trong đó phổ biến là người S’tiêng, Mơ nông đã sinh sống tại đây lâu đời. Nhìn chung, các dân tộc thiểu số xét về trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ còn hạn chế, một số nơi còn có phong tục, tập quán lạc hậu. Do vậy, đời sống còn nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn. Đây là thách thức chung của toàn huyện Bù Đăng trong quá trình triển khai các kế hoạch phát triển toàn diện.
Địa hình trắc trở, còn nhiều khó khăn
Mặc dù đã được đầu tư các tuyến đường liên xã, liên thôn và các tuyến đường huyết mạch như nói trên song địa hình khó nhằn cũng là trở ngại khiến huyện Bù Đăng “mất điểm” trong mắt giới đầu tư. Theo lời kể của những người đã từng lên đây xem đất thì ngoại trừ đường đô thị, hầu hết đường đi tại đây khá trắc trở, “ổ voi” chi chít, đá tròn, đá tảng khắp mặt đường, những con dốc hun hút, đường đi hẹp, nhiều đoạn đường còn có nguy cơ sạt lở,… Đất ở những đoạn đường đẹp thì giá khá cao, muốn giá rẻ hơn thì phải vượt dốc và đối diện với địa hình trắc trở.
Thiếu các dự án mang tính đột phá
Hiện nay trên địa bàn huyện Bù Đăng chưa có dự án khu đô thị, khu dân cư nào được triển khai. Điều này cho thấy việc thu hút đầu tư tại huyện còn có nhiều hạn chế.
Các dự án bất động sản chính là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy tiềm năng của một mảnh đất, là yếu tố để làm thay đổi “bộ mặt” của một khu vực, đồng thời làm gia tăng giá trị của nhà đất nơi đây. Nhưng Bù Đăng chưa có một dự án nào được triển khai rõ ràng đã mất đi một lợi thế để thu hút và cạnh tranh.
Với những ưu điểm và hạn chế nói trên, vậy có nên mua đất Bù Đăng Bình Phước hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào mỗi người – về túi tiền, quan điểm cũng như sở thích đầu tư của mỗi người. Đất Bù Đăng Bình Phước hiện đang phản ánh một quy luật hiển nhiên trong bất động sản, đó là nơi nào còn nhiều khó khăn thì nơi đó có giá đất còn rẻ. Đợi đến khi các tiềm năng được khai phá, Bù Đăng được “trở mình” đầu tư phát triển thì lúc đó giá đất chắc chắn sẽ không còn là con số hiện giờ, mà nó đã gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp 5 – 10 lần.
Xem thêm: